0963.64.2426 tkewebbentre@gmail.com Liên hệ
09-07-2022 Đã xem: 598
Các lưu ý khi lựa chọn mua laptop cũ bạn cần biết
Việc lựa chọn một chiếc laptop cũ hay mua một chiếc máy mới rất quan trọng, là điều đắn đo của nhiều người trước khi xuống tiền mua một chiếc laptop.
Có thể bạn quan tâm:
Việc lựa chọn một chiếc laptop cũ hay mua một chiếc máy mới rất quan trọng, là điều đắn đo của nhiều người trước khi xuống tiền mua một chiếc laptop.
Thực ra, ưu điểm của việc mua laptop cũ có rất nhiều, tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ những thông tin về sản phẩm, cũng như có hiểu biết về máy tính, cấu hình, thì bạn sẽ tiết kiệm được khối tiền. Giúp cho công việc được giải quyết trơn tru, lại tiết kiệm được tiền bạc.
1/ Kiểm tra ngoại hình bên ngoài, các ốc vít, khớp nối
Ngoại hình bên ngoài của chiếc máy có chức năng bảo vệ máy, đồng thời cũng là bề ngoài mà nhiều người nhìn vào. Một chiếc máy quá nát, quá cũ sẽ khiến người mua cảm thấy mất cảm hứng khi mua, dù rằng máy móc vẫn chạy tốt.
Khi mua máy, chúng ta cần nên check kỹ tình trạng máy bên ngoài, khớp nối, bản lề. Nên đem máy ra ngoài, dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra kỹ. Đại kỵ các vấn đề đứt gãy, ốc bị vỡ, bị vặn xoay quá nhiều. Vị trí bản lề và góc máy cần được xem xét kỹ.
Nếu bạn am hiểu và có kiến thức về kiểm tra máy, kiểm tra bảo hành thông qua số IMEI thì có thể tra cứu, dựa vào tem của nhà phân phối, tem bảo hành sản phẩm. Các dòng máy mới, còn bảo hành thì giá sẽ cao hơn so với các dòng máy cũ, đã dùng lâu.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu kỹ về chế độ bảo hành của nhà sản xuất, nhà phân phối sẽ giúp chúng ta an tâm hơn trong việc mua chiếc máy đó.
2. Kiểm tra bản lề của laptop
Nên chú ý đến phần bản lề. Đây là phần dễ có sự cố, và việc kéo ra, kéo vào, gấp đóng màn hình laptop có thể có những sự cố. Việc kéo ra kéo vào gấp đóng màn hình có gắt quá không, có nhẹ nhàng và bị gãy vỡ gì trong quá khứ không.
Các dòng máy laptop cũ thường hay phát ra các âm thanh khó chịu. Trong đó, một số máy cũ, không được vô dầu máy sẽ khiến quạt tản nhiệt kêu lớn tiếng, gây khó chịu cho người làm việc; cũng như khả năng tản nhiệt kém sẽ dẫn đến máy mau nóng, dễ hỏng máy và tắt ngang máy khi máy quá nóng.
3. Kiểm tra cấu hình, phần cứng, thông số máy
Có nhiều phần mềm để kiểm tra cấu hình, thông số, tra cứu thông tin phần cứng của máy.
Đôi lúc, các thông tin trên máy lại không khớp với các thông số tra cứu được. Có nhiều phần mềm để kiểm tra, nhưng chúng tôi thường dùng phần mềm CPU-Z để có nhiều thông tin hơn.
Phần mềm CPU-Z có thể dễ dàng tải trên mạng. Vào Google và gõ CPU-Z là bạn đã có thể tải về rồi.
Ngoài ra, chúng ta cần kiểm tra linh kiện, ổ cứng, dung lượng RAM… Khả năng mở rộng thiết bị, nâng cấp RAM có thể thực hiện được không.
Trên máy tính, chúng ta có thể kiểm tra nhanh thông số máy bằng việc vào Run > gõ dxdiag trong hộp thoại.
Hoặc có thể vào This PC, chuyển chuột đến Properties, chọn About và như thế bạn có thể thấy cụ thể thông số chi tiết của laptop.
4. Kiểm tra ổ cứng của laptop cũ
Có nhiều phần mềm để kiểm tra. Nếu rành về kỹ thuật, chúng ta có thể kiểm tra qua phần mềm mHDD nằm trên đĩa Hiren’s Boot CD. Ngoài ra có thể dùng phần mềm Hard Disk Sentinel để có được các thông tin cụ thể hơn về ổ cứng của laptop.
DANH MỤC TIN TỨC
TÌM KIẾM
BÀI VIẾT KHÁC
SEO web lên top Google tại Bến Tre giá rẻ
23/06/2024
Thiết kế website bán hàng tại Bến Tre
25/05/2024